50%
khách ngoại tỉnh có nhu cầu mua nhà Hà Nội
Theo
như lãnh đạo của 1 đơn vị phân phối bất động sản cho biết, khách hàng trên thị
trường chủ yếu là những người có nhu cầu mua nhà ở, trong đó chiếm hơn 90% người
là có nhu cầu thực. Hơn nữa, người dân
ngoại tỉnh chiếm đến 50% nhu cầu này
Trong
buổi Toạ đàm "Dưới 2 tỷ mua nhà: Như thế nào và ở đâu" sáng ngày
24/3, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất Động Sản Việt Nam Ông Trần Ngọc Quang đã đánh
giá, năm 2015, thị trường BĐS sẽ ấm dần lên theo xu hướng nhưng còn phải tùy
thuộc vào loại BĐS và vị trí của từng dự án.
Ông
Quang còn cho biết thêm, BĐS là một thị trường lớn nên muốn phục hồi cần một
quá trình dài lâu. Do đó, chúng ta không thể kỳ vọng rằng thị trường sẽ trở nên
nóng sốt như giai đoạn trước. Việc thị trường từng bước được hồi phục không có
nghĩa tất cả các dự án đều sẽ trở lại hoạt động và đều có tính thanh khoản. Nhiều
dự án do chính sách sai, lại thêm chủ đầu tư yếu kém về năng lực nên cần chờ 1
thời gian dài mới có thể hồi phục.
Tổng
Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS EZ Việt Nam Phạm Đức Toản nhận định, đối
với nhu cầu mua nhà thì thị trường BĐS đã trải qua giai đoạn cực kỳ ảm đạm, rơi
vào khoảng cuối năm 2012 và đầu năm
2013. Bây giờ, thị trường đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ mới, khách hàng
tham gia thị trường là những người có nhu cầu mua nhà ở. Có đến hơn 90% khách hỏi
mua nhà là có nhu cầu thực.Trong đó, khách hàng ngoại tỉnh có nhu cầu mua nhà
Hà Nội chiếm đến 50% .
Theo
ông Toản cho biết, mọi người đang rất phấn khởi và kỳ vọng thị trường sẽ sôi động
và tăng giá hơn . Các chủ đầu tư có quỹ đất từ quý II năm 2014 đều đã bung ra để
khởi công, khởi động các dự án kéo theo đó dự báo nguồn cung thị trường sẽ tăng
mạnh. Theo ông Toản nhận định, nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn. Chỉ tính
riêng Hà Nội, mỗi năm, ngoài việc dân số tăng tự nhiên, lượng người di dân tự do, sinh viên sau khi tốt
nghiệp trụ lại kiếm việc làm, nhu cầu đầu tư và mở rộng đất môi giới cũng góp
phần làm tăng nhu cầu mua nhà ở.
Ông
Toản cũng cho biết, nhu cầu của khách hàng ngoại tỉnh chiếm tới 50%, ông thường
đùa vui rằng, giờ nếu hỏi trưởng phòng 1 Sở của 1 tỉnh bất kỳ tại miền Bắc chắc
sẽ nhận được câu trả lời là có nhà ở Hà Nội. Khi muốn tìm khách hàng ngoài tỉnh,các nhân viên kinh doanh tại công
ty đó sẽ xin danh bạ điện thoại của các
cơ quan Nhà nước để liên lạc với các sếp để có thể khai thác. Đặc biệt hơn, tỷ
lệ nhà Hà Nội thộc sở hữu của người dân
miền Trang cũng rất lớn, nhất là các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An làm việc tại
Hà Nội.
Mạc
dù như cầu lớn nhưng không phải ai làm việc ở Hà Nội cũng có đủ tiền, thu nhập
để mua nhà. Hiện nay, giá bất động sản tại Hà Nội có sự chênh lênh lớn so với
thu nhập của người dân, điều này xuất phát từ nhiều tố.
Đầu
tiên là thu nhập của người dân đang tăng nhưng tốc độ vẫn chậm trong khi đó giá
cả theo mặt bằng chung của toàn cầu luôn tăng nhanh hơn. Việc ứng dụng các công
nghệ, kỹ thuật mong muốn làm giảm giá thành BĐS vẫn còn hạn chế. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần có cơ chế
minh bạch và chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần ý thức được sự minh bạch.
nhờ đó mà giá cả cũng như cơ sở để giảm giá bất động sản, đưa nhà ở về đúng giá
thực của nó.
Còn
về đại diện bên phía doanh nghiệp,giá BĐS cao do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn
do chi phí xây dựng. Chi phí này gồm tiền đất, phí xây dựng cụ thể và các chi
phí ngầm chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí xây dựng nhà ở.Thêm vào đó, còn liên
quan đến quan hệ cung cầu, đó là, tình trạng đầu cơ tích trữ, cung thấp hơn cầu
nên đã đẩy giá nhà lên cao hơn so giá trị thực tế.
Có
rất nhiều yếu tố để giảm giá nhà ở, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự minh bach,
minh bạch trong chi phí ngầm cũng như các chi phí khi áp dụng công nghệ vào quá
trình xây dựng của chủ đầu tư. Thêm vào đó, cũng chính là sự minh bạch trong
phân phối sản phẩm tránh tình trạng thổi giá bất động sản, tạo tình trạng khan
hiếm giả